VERSAILLES NO BARA – Hoa hồng Versailles
Người viết: Vo Cong Thanh

Sau cái chết của Antoinette, Fersen được miêu tả là trở thành một người hoàn toàn khác, ít nói và khắc nghiệt, cứ như thể đã chết một phần.
Những chính sách của ông đề ra chủ yếu phục vụ cho giới quý tộc Thủy Điển, điều này đã gây nên sự phẫn nộ trong lòng dân chúng.
Sau khi thua trận với nước nga, vua Gustave IV tinh thần trở nên không ổn định. Mặc dù Fersen cùng các quý tộc ra sức để thành lập các chính sách giúp đỡ quốc vương, nhân dân từ ngoài nhìn vào lại nghĩ họ tiến hành một cuộc đảo chính.
Vào năm 1809, một cuộc đảo chính xảy ra, vua Gustave IV bị đuổi ra khỏi đất nước. Chú của ông, Carl, được chọn làm quốc vương. Người dân nghi ngờ trong cuộc đảo chính lần này có bàn tay của Fersen tham gia. Họ không tin rằng một người căm thù dân chúng như ông ta lại làm hành động này để giúp cho đất nước đi lên.
Thụy Điển lúc này bị xâu xé giữa Anh, Pháp và Nga. Vua Carl không có con, Thụy Điển đành phải chào đón thái tử Carl August đến từ Đan Mạch.
Không may, trong một lần tập luyện, thái tử đã bị ngã ngựa và qua đời. Dân chúng nghi ngờ Fersen muốn trở thành vua của Thụy Điển để gây chiến với nước Pháp, báo thù cho Marie Antoinette đã bị dân chúng giết hại.
Vào ngày 20 tháng 6, cũng chính là ngày hoàng gia Pháp chạy trốn và bị bắt lại, trên đường đi đến nhà thờ tham dự lễ tang của thái tử, dân chúng đã đập phá cỗ xe, rượt đuổi và dùng gậy gộc đánh Fersen cho đến khi ông tắt thở. Ông đã để bản thân mình rơi vào bàn tay của dân chúng, để có thể gặp lại Oscar và Antoinette một lần nữa.
Trước lúc chết, Fersen đã làm rơi một chiếc đồng hồ do nghệ nhân Breguet làm, trên đó có khắc hai chữ “A” và “F”.