Hôm trước lượn lờ trên Waka tìm sách rồi ngồi đọc cuốn “ Tuổi 20 những năm tháng quyết định cuộc đời” mặc dù đã đang U30 rồi. Nhưng quyết định đọc là hoàn toàn đúng đắn anh em ạ, nó thực sự như đang kể lại cho mình nghe những ngày tháng khi còn đôi mươi ý, sao ngày đấy chưa có cuốn sách này nhể, có phải tôi đã có những quyết định thay đổi đời mình rồi không?@@ Vì vậy các bạn đang ở độ tuổi 20 thì thực sự nên đọc nó, mình khuyên thật đấy! Hãy xem một số review của mình để tham khảo nè!

Tác giả cho rằng, 5 năm năm đầu là quá trình phát triển được chú ý nhất của con người khi chúng ta lần đầu tiên được tiếp xúc và học hỏi cuộc sống. Nhưng trong cuộc đời mỗi người, vẫn còn có một giai đoạn phát triển đặc biệt cần chú ý – đó là tuổi 20.
Tác giả chỉ ra rằng, vào thế kỷ XX và nhiều thế kỷ trước, độ tuổi 20 là độ tuổi mà con người bắt đầu kết hôn. Đàn ông sẽ đi làm còn phụ nữ ở nhà chăm con. Nhưng đến thế kỷ XXI – thời đại phát triển đến chóng mặt của công nghệ, phụ nữ cũng bắt đầu ra đường kiếm tiền. Vì vậy, độ tuổi kết hôn cũng vì thế mà tăng cao. Hiện nay, rất nhiều người lựa chọn kết hôn sau 25 tuổi, thậm chí chọn sống độc thân. Vì vậy, ngẫu nhiên, trong thời kỳ hiện đại, con người dôi ra khoảng 10 năm tự do. Vừa tốt nghiệp đại học, không muốn kết hôn sớm. Người trẻ cho rằng độ tuổi 20 sẽ là quãng thời gian để vui chơi, tận hưởng cuộc sống. Rồi đến tuổi 30, tất cả ắt sẽ đi vào quỹ đạo. Nhưng một câu hỏi chợt nảy ra, sẽ có quỹ đạo nào của tuổi 30 khi tuổi 20 họ không làm gì?
Cuốn sách được chia làm ba phần tương xứng với ba vấn đề quan trọng mà người trẻ thường bỏ qua trong tuổi 20. Đó là: công việc; tình yêu; trí não và cơ thể.
Ở phần đầu tiên, công việc, tác giả đã đặt ra nhiều vấn đề cần thiết mà người trẻ phải xác định rõ ở độ tuổi 20 như những người bạn quen sơ, những nhận thức thiếu suy xét hay vốn sống. Tác giả khẳng định những người bạn quen sơ là mối quan hệ nhất định phải có. Trong cuộc sống, mỗi người thường duy trì mối quan hệ trong một nhóm bạn thân có chung ý chí, suy nghĩ hay hành động. Nhưng với người trẻ đang ì trệ thì mối quan hệ này sẽ kéo họ xuống. Ngược lại, làm quen với những người ở “thế giới khác” có suy nghĩ tiến bộ hay thách thức cao hơn; họ sẽ hiểu rằng, thế giới ngoài kia có nhiều người đang nỗ lực chứ không phải ai cũng chây lười như nhóm bạn của mình. Từ đó, họ sẽ hình thành nên quyết tâm và ý chí để làm việc. Duy trì những mối quen sơ còn rất có ích cho việc xin việc, tìm sự giúp đỡ hoặc các mối quan hệ sau này. Nhiều người trẻ ngại nhờ vả nhưng đây là một điều hoàn toàn bình thường, vì thế giới được kết nối bằng một mạng lưới thân quen.
Đến với phần thứ hai, tình yêu, Tác giả đã thẳng thắn nêu lên những điểm yếu của hiệu ứng sống thử. Ngoài những mặt tiêu cực mà xã hội đã phê phán, tác giả còn chỉ ra tâm lý “mờ nhạt” của giới trẻ trong mối quan hệ này. Hiệu ứng sống thử là thử nghiệm mối quan hệ một cách mơ hồ. Đó là mối quan hệ giao thoa giữa bạn kí túc xá và bạn tình nhiều hơn là cam kết vợ chồng bền lâu. Người trẻ chọn sống thử không phải để tìm người bạn đời phù hợp mà để trốn tránh những ràng buộc và trách nhiệm đến từ quan hệ vợ chồng. Giai đoạn tuổi 20 còn ham vui chơi, đương nhiên sẽ không muốn tiến sâu vào hôn nhân. Nhưng vì thế, khi họ chuyển từ quan hệ sống thử sang sống thật sẽ vô cùng khó khăn. Lựa chọn sống thử để tránh đương đầu với những ràng buộc của vợ chồng thì khi sang sống thật họ sẽ khó có biện pháp giải quyết. Tác giả cũng giả quyết để họ có được những quyết định cẩn trọng hơn.
Tại phần cuối cùng, trí não và cơ thể, cuốn sách chỉ ra những việc làm cần thiết mà mỗi người tự cần hình thành và phát triển cho bản thân ở độ tuổi 20. Đây đều là những thói quen, hành động cần thiết xây dựng để người trẻ sẽ bớt hoang mang, thụ động và ì trệ hơn như nghĩ tới tương lai, trấn an bản thân hay hoà hợp và tiến bộ,…
Đó là toàn bộ nội dung cuốn sách nhưng để khám phá sâu hơn thì các bạn nên đọc nó để hiểu ý nghĩa của nó.
Các bạn có thể đọc sách tại https://waka.vn/tuoi-20-nhung-nam-thang-quyet-dinh-cuoc-doi-ban-meg-jay-bRxQ1W.html