Thật ra, nếu biết trách mắng trẻ đúng phương pháp, bạn hoàn toàn có thể rèn luyện nên những đứa con biết điều và hiểu chuyện. Combo “Nghệ thuật trách mắng trẻ” dưới đây chắc chắn sẽ là “bảo bối” gối đầu giường của bất cứ cha/mẹ nào muốn dạy con một cách thông thái.

1. Nói sao cho trẻ nghe lời
Là cha mẹ, thường ngày bạn không nên nói những lời như thế này:
Khi trẻ cứ bám lấy bạn hỏi hết cái này đến cái kia, bạn cáu kỉnh nói: “Con hỏi gì mà hỏi lắm thế? Tự đi mà nghĩ đi!”.
Khi trẻ không ngoan ngoãn chào hỏi người lớn, có phải bạn thường nói: “Con mà còn không biết lễ phép, từ sau không bao giờ mẹ dẫn con đi chơi nữa!”.
Khi trẻ hào hứng kể về mơ ước của chúng, có phải bạn thường nói: “Đúng là nghĩ vớ nghĩ vẩn, nhìn thành tích học tập của con đi, mau tập trung vào mà học hành!”.
Đối mặt với những đứa trẻ nói dối, bạn thường hùng hổ chất vấn: “Học ở đâu cái thói nói dối hả? Còn dám nói dối nữa là mẹ đánh cho đấy…”.
………..
Nhưng cho dù là bạn nói thế nào, vấn đề đều không thể giải quyết. Kì thực chỉ cần thay đổi cách nói, bạn sẽ phát hiện ra rằng: Hóa ra nói như vậy, trẻ sẽ chịu nghe lời!
2. Vì sao trẻ không nghe lời
Cuốn sách “Tại sao trẻ không nghe lời” tập trung vào các biểu hiện và nguyên nhân khiến trẻ không nghe lời, phân tích một cách khoa học về những khái niệm giáo dục mới. Sách được chia làm hai phần: phần một đưa ra vấn đề, phần hai giải quyết vấn đề, đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu. Mỗi phần gồm bốn chương, chỉ rõ hướng giải quyết cho các bậc cha mẹ. Trong mỗi bài lại đi sâu hơn phân tích những biểu hiện khi trẻ không nghe lời và đề xuất cho cha mẹ những phương pháp giải quyết hiệu quả.

3. Nghệ thuật trách mắng trẻ
Trẻ con rất nghịch ngợm, dù người lớn nói thế nào chúng cũng không nghe…Nhưng bạn đã bao giờ thử tìm hiểu xem chúng đang nghĩ gì chưa? Sử dụng tốt phương pháp EQ trong giáo dục sẽ có được những đứa trẻ thành công, xuất sắc. Vì vậy trách mắng cũng phải có phương pháp.
Hi vọng rằng các bậc cha mẹ khi dạy dỗ con cái sẽ sử dụng nghệ thuật EQ để trách mắng trẻ. Khi trẻ có thể hiểu được bạn đã dành hết tâm lực trong quá trình giáo dục chúng nghĩa là phương pháp của bạn đã thực sự hiệu quả bởi bạn đã đạt được mục đích thấu hiểu con cái.