Tôi nhớ ở nơi này, ngày đầu tiên chúng tôi gặp nhau, cũng tấp nập và đông đúc như vậy. Sân bay mà, lúc nào chẳng như thế. Nhưng ở giữa rất nhiều người, cậu bé hai mươi tuổi cao kều với mái tóc dài xoăn như con gái không lẫn vào đâu được, khiến tôi không chút đắn đo có thể xác định được ngay rằng đó là người mà tôi đến đón.
Khương là em họ xa của đứa bạn thân nhất của tôi. Cậu bé sống ở Hà Nội, là một sinh viên kiến trúc đến Sài Gòn trong hai tháng để tham gia một nhóm nghiên cứu đa quốc gia. Sau này Khương cũng giải thích cho tôi mấy lần về đề tài nghiên cứu của cậu ấy, rồi những mục đích lớn lao mà cậu và nhóm nghiên cứu đang hướng đến, nhưng tôi tuyệt nhiên không thể nhớ nổi. Cơ bản là tôi không hiểu, đầu óc bé nhỏ và hạn hẹp của tôi không tài nào tiếp cận được với những thứ lớn lao và cao siêu mà Khương đang làm.
Lúc mà Chi - đứa bạn thân nhất mà tôi có trên đời - bày tỏ với tôi lời nhờ vả hãy giúp nó tiếp đón đứa em họ này trong suốt thời gian cậu bé đến Sài Gòn, tôi đã bắt đầu cảm thấy có một tảng đá áp lực vô hình đè xuống vai mình.
Chi là bạn thân từ nhỏ của tôi. Lúc trước nhà chúng tôi ở cạnh nhau. Ngày hai đứa còn bé, nếu như ba mẹ của một trong hai không tìm thấy con gái trong nhà của họ thì đích thị là chúng đang ở nhà đứa còn lại. Gia đình Chi có gốc Bắc. Khi chúng tôi học hết cấp ba thì đột nhiên cả nhà nó chuyển hết về Hà Nội sum họp với dòng họ. Đêm trước khi Chi đi tôi khóc suốt cả đêm, đến nỗi sáng hôm sau phát sốt li bì không thể đi tiễn bạn được. Vì chuyện đáng xấu hổ này mà Chi suốt ngày lôi ra để bắt tôi đền bù cho nó. Cả chuyện tiếp đón cậu em họ này cũng là một trong những việc đền bù mà tôi không hiểu sao vẫn chấp nhận hết mặc dù đã sáu năm trôi qua.
Việc khiến tôi cảm thấy lo lắng đến vậy khi nhận lời tiếp đón Khương trong thời gian cậu ở Sài Gòn chính là bởi tôi đã nghe hàng trăm câu chuyện xung quanh Khương do Chi kể lại kể từ lúc nó về Hà Nội sống. Tất cả mọi điều Chi kể đều liên quan đến sự ưu tú và tài năng ưu việt của cậu em trai được coi là bảo bối của cả dòng họ nhà Chi. Từ nhỏ đến lớn, không biết rằng Khương đã tham gia biết bao nhiêu cuộc thi từ học thuật đến nghệ thật và mang về lấp kín nhà mình bằng vô số bằng khen, huy chương, giải thưởng. Sau chuyến đi Sài Gòn này, Khương cũng sẽ đi sang du học tại một ngôi trường lẫy lừng nào đó ở Pháp mà cậu đã dành được học bổng.
Thế nên khi biết sẽ phải chịu trách nhiệm chăm lo cho Khương trong hai tháng này, đột nhiên tôi cảm thấy cơ thể mình như bị thu nhỏ lại. Dù cho Khương nhỏ hơn tôi ba tuổi đi nữa, tôi vẫn sợ hãi rằng mình sẽ trông thật ngờ nghệch khi tiếp xúc với một cậu bé thiên tài. Nhưng Chi đã trấn an tôi rằng Khương thật ra khá khờ khạo và hiền lành, nhút nhát nữa nên rất cần một người giúp đỡ trong thời gian này. Đột nhiên tôi cảm thấy trách nhiệm của mình thật lớn lao.
*
Nhưng khác với những gì tôi tưởng tượng, Khương xuất hiện ở sân bay hôm ấy năng lượng một cách khiến tôi có phần ấn tượng hơn những gì có thể nghĩ. Cậu đứng ngay ở cổng ra nhìn quanh quất một hồi có lẽ cũng chưa nhìn thấy cô gái đưa tay lên vẫy vẫy một cách rụt rè là tôi. Trong lúc đang băn khoăn không biết có nên gọi lớn tên cậu không thì Khương đã lấy ra từ trong ống đựng bản vẽ đang đeo bên người một tờ giấy cuộn tròn. Cậu kéo phẳng và giơ cao tờ giấy ấy lên. Ôi trời ơi, trên đó là ảnh đại diện facebook của tôi được vẽ tay lại, bên dưới là dòng chữ khá to in đậm CHỊ MỸ UYÊN ƠI! EM KHƯƠNG NÈ. Cánh tay đang giơ cao của tôi bất giác rụt lại, tôi chỉ muốn quay lưng bỏ chạy ngay lúc đó.
Khi tôi hỏi rằng nếu tìm không thấy tôi thì có thể gọi điện, rõ ràng cả hai có số điện thoại của nhau cơ mà, Khương chỉ nhún vai và cười hờ hững “Em thích thế này hơn!”. Nhưng đó vẫn là một bức tranh rất đẹp. Tôi đã xin Khương để được giữ như một món quà kỷ niệm của hai chị em. Khương bảo cậu có thể vẽ một bức khác đẹp hơn. Tôi lắc đầu.
Chúng tôi thật sự không ngờ rằng hai tháng ấy trôi qua ngắn ngủi và nhanh chóng đến thế. Dù vậy, chúng tôi tưởng rằng mình đã quen biết nhau đến tận hai năm, hay hai mươi năm. Sân bay hôm tôi tiễn Khương trở về Hà Nội, trong mắt tôi có cảm giác gì đó cũ kỹ đến lạ kỳ. Những người xung quanh chúng tôi, những bảng thông tin nhấp nháy chữ và số, tất cả đều chuyển động chậm rãi hơn bình thường. Chỉ có chúng tôi là không thể nào ngăn cho mọi cử chỉ của đối phương không vụt nhanh trong tích tắc, để đến với khoảnh khắc Khương quay lưng đi về phía ngược lại với tôi.
*
Trong hai tháng Khương ở Sài Gòn, việc của tôi đơn giản chỉ giống như một hướng dẫn viên du lịch và làm xe ôm miễn phí cho Khương những khi tôi rảnh, bởi tôi cũng còn có công việc của mình. Khương thích đi đến những địa danh nổi tiếng như Nhà thờ Đức Bà, các viện bảo tàng, Bến Nhà Rồng… để ngắm nghía và chụp ảnh. Tôi đi bên cạnh chân tay dư thừa chẳng biết làm gì. Thậm chí một người Hà Nội như Khương lại phải kể cho một người sống khá lâu ở Sài Gòn là tôi nghe thông tin về các địa danh và các sự kiện lịch sử liên quan trong khi chỉ mới lần đầu tiên đến đây. Tôi chỉ gật gù và đôi khi trầm trồ mấy câu cảm thán. Thật tình cảm giác đầy hổ thẹn như một chiếc đèn pin thu nhỏ của Doraemon chiếu vào tôi và đặt cạnh Khương khổng lồ.
Nhưng cũng không phải là Khương mù tịt khoản ăn chơi như Chi đã kể. Hay có lẽ là cô chị họ này cũng chỉ suy đoán thế thôi. Chi còn bảo tôi rằng phải siêng dẫn thằng bé đi chơi vòng vòng kẻo nó buồn; bình thường nó chẳng đi đâu mấy.
Hôm đầu tiên Khương ở Sài Gòn, sau khi chở Khương về khách sạn và đi gặp đoàn nghiên cứu của cậu, tới tối, tôi lại chạy qua khách sạn đón Khương đi chơi. Chuyến đi đầu tiên mang tên khám phá ẩm đời sống về đêm ở Sài Gòn. Tôi dẫn Khương đi ra phố đi bộ ăn những món ăn vặt đặc trưng. Khương không thích bánh tráng nướng và bánh tráng trộn cho lắm vì nó quá đậm so với khẩu vị thanh tao của cậu. Lúc này tôi mới biết Khương là một người khá khó tính. Cả về vấn đề ăn uống và trong những phương diện khác nữa.
Sau khi vòng quanh ăn uống một hồi, tôi hỏi xem Khương thích một quán trà sữa hiện đại hay một quán cà phê hoài cổ - hai món này cũng đặc sản không kém các loại ẩm thực đường phố đối với giới trẻ Sài Gòn. Nhưng Khương trả lời tỉnh bơ.
“Bia đi chị!”
“Ủa em đủ tuổi uống bia chưa?” - Tôi hỏi một cách ngớ ngẩn.
“Em hai mươi rồi chứ đâu phải mười sáu. Mà kể cả lúc mười sáu thì em vẫn uống ngon rồi. Chị yên tâm!”
Thế là tôi đưa Khương vào một quán bar có món bia craft khá ngon ở Thảo Điền mà tôi từng tới một lần. Thú thật là tôi không rành những chốn ăn chơi theo kiểu này cho lắm. Dù đã hơn hai mươi ba tuổi đầu, tôi cũng chỉ lui tới nhiều nhất là những quán cà phê, trà sữa nhẹ nhàng. Nếu có uống bia, cùng lắm tôi cùng vài đứa bạn vào cửa hàng tiện lợi mua vài lon ra hồ con rùa ngồi tán gẫu hay say khướt cũng chỉ ở phòng trọ của nhau mà thôi. Thế nhưng với Khương, tôi lại một mực ra vẻ là một cô gái sành điệu và am tường mọi loại hình giải trí của giới trẻ tại Sài Gòn. Quán này tôi cũng chỉ được một người bạn đưa tới một lần trong một dịp tình cờ, thế là được thể khoe sự sành sỏi rởm này với cậu em Hà Nội. May mắn cho tôi là Khương dường như chẳng mảy may nghi ngờ.
Chúng tôi uống bia, lắc lư theo âm nhạc. Quán mở nhạc từng đêm theo chủ đề, đêm nay là The Beatles. Khương hỏi tôi về kinh nghiệm tình trường. Tôi thở dài. Đã gần một năm ngày tôi chia tay với anh người yêu cũ gắn bó suốt thời đại học. Tôi uống một ngụm bia và dốc lòng bày tỏ với Khương về câu chuyện cũ ấy bằng giọng của một người phụ nữ từng trải - tất nhiên chỉ có thể đem ra vẻ với một cậu nhóc hai mươi. Tôi cũng cho Khương vài lời khuyên như bằng kinh nghiệm của người phụ nữ từng trải ấy.
Chính vì cuộc trò chuyện về tình yêu ấy, tôi mới có cảm giác cuối cùng cũng tìm thấy một thứ gì đó mà Khương bác học ngờ nghệch thật sự. Khương cũng thành thật kể cho tôi nghe về chuyện tình gà bông năm cấp ba của cậu. Suýt thì Khương bịt miệng tôi không kịp khi tôi rú lên đoạn nghe Khương nói rằng dù vậy cậu vẫn chưa có nụ hôn đầu.
Một trong những điều khiến tôi càng thêm chắc chắn về mức độ khó tính của Khương, thậm chí có phần gia trưởng, là lúc cậu bày tỏ với tôi quan điểm về việc chọn người yêu của mình bây giờ. Về ngoại hình, phải ưa nhìn một chút, gầy và cao. Phải thông minh và giỏi giang vừa đủ, nếu là một sinh viên du học thì càng tốt. Và quan trọng, phải là người Hà Nội, gia đình gia giáo.
Tôi cảm thấy choáng váng đến suýt ngất với mớ điều kiện chẳng ra làm sao ấy của Khương. Không nói ra nhưng khi nhìn lại mình trong lúc đặt những gạch đầu dòng điều kiện kia bên cạnh, tôi cảm thấy mình chẳng khác nào một con mực xấu xí và trong suốt trong lòng đại dương. Về ngoại hình, tôi không đến nỗi quá xấu xí, tôi cao nhưng không ốm chút nào. Có thể châm chước đến gạch đầu dòng thứ hai, tôi cho rằng mình cũng khá thông minh nhưng để tự tin rằng giỏi giang thì thật khó nói. Tôi chỉ là một viên chức nhà nước bình thường, cũng không có ý định đi du học để trở nên ưu tú hơn trong con mắt chọn lựa người yêu của bất kỳ chàng trai nào. Và chắc chắn chẳng dám mon men đến gạch đầu dòng thứ ba - người Hà Nội. Tôi thậm chí là dân tỉnh chứ còn chẳng phải là người Sài Gòn.
Ấy vậy mà, vào một đêm khi Khương đã ở Sài Gòn được một tháng, cậu nhắn cho tôi một tin: “Chị Uyên, em thích chị rồi, thật đấy. Nhưng chị yên tâm, em sẽ không tỏ tình với chị đâu.”
Thật tệ là, vào cả trước lúc đó, tôi đã phiền muồn mà nhận ra rằng hình ảnh của Khương cũng xuất hiện với tần suất khá nhiều trong đầu tôi những ngày này.
Bắt đầu bằng việc cùng đi chơi và chia sẻ với nhau về nhiều thứ trong suốt một tháng ấy, chúng tôi thân thiết với nhau nhanh hơn cả khoảng thời gian kia. Động lực của tôi vào mỗi ngày làm việc đã trở thành việc tối về cùng đi chơi với Khương. Đến một lúc tôi chẳng còn gì để giới thiệu cho Khương về những địa điểm vui chơi, ăn uống ở Sài Gòn nữa bởi tôi cũng chẳng biết nhiều hơn thế. Nhưng bỏ qua cả điều đó, Khương nói với tôi là “Mỗi ngày đều được gặp nhau, lái xe cùng chị đi dạo phố đã là điều rất vui rồi. Em chỉ cần biết về Sài Gòn đến thế thôi. Giờ đến lượt muốn biết về chị nhiều hơn rồi.”
*
Tôi mất vài ngày để suy nghĩ về những điều đang diễn ra sau tin nhắn của Khương. Tôi cũng tránh mặt Khương vài ngày ấy, viện lý do bận bịu liên hoan với cơ quan rồi gặp gỡ bạn bè liên tục. Sau này tôi mới cảm thấy bản thân thật ngốc nghếch vì đã lãng phí những ngày quý giá ấy.
Khương cũng nhận ra điều đó nhưng cậu không nói gì. Chỉ có một đêm, hơn mười giờ, cậu đến trước khu nhà trọ tôi ở và gọi bảo tôi ra. Khương nói rằng chỉ có năm phút để gặp tôi trước khi đi tăng hai của buổi gặp gỡ thân mật với bên đoàn nghiên cứu. Tôi lại lãng phí thời gian thêm một lần nữa. Tôi mất gần bốn phút để đắn đo có nên ra hay không. Sau đó cả hai chỉ còn đủ thời gian để nhìn thấy mặt nhau trước khi Khương đi.
Tối đó về tôi nhắn tin cho Khương, chỉ nói rằng từ nay chắc sẽ không gặp nhau thường xuyên nữa, cũng hạn chế việc nhắn tin như thế này. Một lúc thật lâu, Khương trả lời lại “Em xin lỗi chị!”
Ngay đêm đó tôi cũng gọi và kể mọi chuyện cho Chi nghe. Tôi tưởng sẽ nhận một cơn tam bành của hốt hoảng, tức giận và can ngăn từ cô bạn thân. Nhưng Chi nói là Chi đã biết rồi, đúng ra là đã cảm nhận được từ lúc tôi cứ nói về Khương suốt trong những cuộc nói chuyện gần đây với Chi. Mà đáng ngạc nhiên hơn, Chi đã dành cho tôi những lời thế này.
“Hay là như thế này, Uyên à! Tụi mày còn một tháng. Sau đó thằng Khương sẽ về lại Hà Nội và bay sang Pháp ngay. Nó đi đến năm năm. Tụi mày tao nghĩ khó có khả năng nào đến với nhau được. Nhưng mà đã thế thì còn lo gì nữa, sao không sống thật với tình cảm của mình rồi tạo thật nhiều kỷ niệm đẹp trong thời gian ngắn ngủi tới. Sau này nghĩ lại mày có thể buồn nhưng ít nhất mày sẽ không phải hối hận vì có thể đã bỏ lỡ rất nhiều điều tốt đẹp trong thời gian đó. Còn giờ cứ thế dừng lại mày cũng có cam tâm thoải mái được đâu mà…”
Tôi khóc cả một đêm vì những điều mà Chi nói, một phần vì xúc động sự tử tế và thông cảm nó dành cho tôi, phần vì biết ơn cách nó mở ra cho tôi một câu trả lời cho chính mình mà tự tôi thì cứ loay hoay mãi.
*
Hôm sau, cũng chính là tôi cảm thấy xấu hổ vô cùng khi phải nhắn trước cho Khương để xí xóa những gì tối qua đã nói. Lần này Khương nhắn lại rất nhanh.
“May quá. Em cứ sợ đã làm phiền đến chị.”
Nhưng tuyệt nhiên chúng tôi không hề nói những lời yêu thương hay xác nhận bất cứ điều gì về mối quan hệ này. Tôi cảm thấy bản thân mỗi người cũng đều biết ơn vì đối phương đã hiểu và tự giữ những nỗi niềm đó trong lòng. Chúng tôi tiếp tục những ngày tháng vui vẻ chở nhau lòng vòng khắp Sài Gòn, đúng như lời Chi nói, cùng nhau tạo ra thật nhiều những kỷ nhiệm đẹp đẽ.
Có hôm tôi hỏi một câu hỏi thật dư thừa rằng: “Học nhiều, thi thố nhiều, nghiên cứu nhiều thế, suốt từ nhỏ đến giờ mà em không thấy mệt hả?”
“Không, mệt gì đâu, vui mà, vui nên em mới làm đấy chứ!”
“Vui hả?” - Tôi không biết nên mếu hay cười.
“Vâng, vui như được gặp chị vậy. Mà được gặp chị thì có mệt hơn nữa em vẫn thấy vui thôi!”
Thằng nhóc thật là đáo để! Tôi nghĩ như thế và bật cười.
*
Sinh nhật của Khương vào trước ngày cậu về Hà Nội chưa đến một tuần. Tôi suy nghĩ rất lâu không biết phải làm gì hay chuẩn bị món quà gì cho cậu vào hôm đó. Cuối cùng, tôi lại quyết định chọn một cuốn sách mà hôm trước Khương định mua nhưng tìm không thấy trong những nhà sách mà chúng tôi đã đến. Nên lần này tôi đã khá vất vả để tìm nó. Đến sát giờ hẹn hôm đó, tôi mới may mắn tìm được trong một nhà sách mà tôi đã nghĩ là nỗ lực cuối cùng của mình. Nếu không tìm thấy cuốn sách trong nhà sách đó, tôi định bỏ cuộc. Tôi cũng đã mua thêm một món quà dự trù khác.
Cầm được cuốn sách trên tay, tôi mừng rỡ còn hơn là người được tặng quà. Nhưng khi tôi định giở vài trang để đọc thử xem nội dung cuốn sách thế nào, tôi đắn đo và quyết định bỏ cuộc. Thậm chí tôi còn chưa tiếp cận nổi với tựa đề của cuốn sách cơ mà - “VĂN MINH VẬT CHẤT CỦA NGƯỜI VIỆT”.
Sau đó tôi còn viết một lá thư và kẹp vào trong cuốn sách. Một lá thư mà ở đó tôi nói hết những lời mà bên ngoài tôi không tài nào thổ lộ ra được, về tình cảm của tôi dành cho Khương, về sự biết ơn về thời gian mà chúng tôi đã ở bên cạnh nhau mang đến. Tôi sẽ luôn nhớ rõ tôi đã vui vẻ và cười nhiều đến thế nào mỗi lúc bên Khương.
Khương nhận lấy món quà từ tôi, trán cau lại, rồi bảo tôi nhìn xuống chân của một bạn nam ngồi cách chúng tôi hai bàn.
“Chết rồi chị ạ! Thật ra em cũng thích đôi giày đó lâu rồi mà chưa có tiền mua.”
Tôi nhìn qua, đó là một đôi Nike phiên bản giới hạn.
“Em còn muốn đổi điện thoại nữa!” - Khương vẫn nói bằng giọng tỉnh bơ đáng ghét của cậu. Mà tất nhiên là tôi thì lại thấy đáng yêu chết đi được.
Tôi chỉ lườm Khương một cái. Tôi biết rằng Khương cảm động thật sự dù cậu chẳng nói điều ấy ra. Cậu lật qua lật lại cuốn sách một hồi rồi nói với tôi.
“Vì đã nhận được món quà quý thế này, em cũng sẽ tặng lại chị một thứ rất quý giá của em.”
Tôi chưa kịp hỏi đó là thứ gì thì Khương đã đặt môi cậu lên môi tôi. Nụ hôn chỉ trôi qua khoảng ba giây vì lúc này chúng tôi còn đang ở trong quán. Tôi đờ người ra chẳng nói nên lời, có một chút cảm giác như một người mang tội. Tôi đã cướp đi nụ hôn đầu đời của cậu nhóc hai mươi tuổi ấy rồi.
*
Thời gian từ hôm sinh nhật đến ngày Khương bay về Hà Nội trôi qua chóng vánh vô cùng. Hôm ấy, cũng một mình tôi đến tiễn Khương ở sân bay, hệt như hôm lần đầu tôi đến đón Khương, lần đầu chúng tôi gặp nhau. Khương cũng mặc lại đúng bộ quần áo đã mặc hôm ấy. Nó khiến cho tôi cứ như đang ở lưng chừng hai bờ cảm giác, kết thúc hay là bắt đầu.
Tôi cố gắng để cười nhưng mặt cứ méo xệch. Đó là theo lời Khương mô tả, chứ tôi chẳng biết lúc ấy mặt mũi mình trông ra sao nữa. Khương thì vẫn không ngừng làm trò, cố để không khí buổi chia ly không quá não nề. Mà liệu chỉ là chia ly thôi sao? Với chúng tôi chẳng khác nào lời vĩnh biệt.
Khi sắp đến giờ bay, đột nhiên Khương hỏi tôi bằng một giọng hết sức nghiêm túc.
“Hay là, chị chờ em năm năm được không?”
Tôi lại ngẩn người ra. Giá như tôi có thể lập tức nói rằng được, nhất định chị sẽ chờ. Lần này đến lượt không gian giữa chúng tôi lắng lại, chậm chạp như thể bị tách ra khỏi thực tại, còn những người xung quanh ngang dọc cứ chạy vụt qua chúng tôi. Mọi thứ dừng lại khi Khương lại đột ngột ôm tôi và nói.
“Em xin lỗi, sao em lại bắt chị chờ được chứ. Em biết là em thích chị và chị cũng thích em vậy là đủ rồi. Quá đủ rồi.”
Tôi cũng vòng tay qua eo Khương và siết chặt lấy cậu. Nỗi buồn đã dâng đến mi mắt tôi rồi. Trong đầu tôi cứ hiện lên một đồng hồ đếm ngược. Cái ôm này còn kéo dài được đến mấy giây nữa đây?
“Tạm biệt!” - tôi nói qua hơi thở.
Và Khương đi. Chúng tôi chia tay nhau. Đó là cuộc chia tay lạ lùng nhất mà tôi từng có, cũng là với một mối tình lạ lùng nhất của tôi. Chúng tôi vẫn giữ liên lạc với nhau vài tháng sau ngày chia tay và sau đó mọi thứ cứ thế thưa dần. Tôi cũng thôi không hỏi Chi về tình hình của Khương nữa và cái tên của cậu ấy cũng dần biến mất trong những cuộc nói chuyện của chúng tôi.
Đã có lúc tôi thật sự suy nghĩ về câu hỏi kia dù chính Khương có lẽ cũng chẳng muốn tôi trả lời. Tôi có thể chờ được năm năm không? Vốn dĩ năm năm không phải là khoảng thời gian quá tuyệt vọng để chờ đợi một điều gì đó, nếu như chúng tôi đủ sâu đậm và đủ niềm tin. Bức tường lớn nhất ngăn cách giữa chúng tôi chính là sự khác biệt. Chúng tôi khác nhau về văn hóa, lối sống, quan điểm, cách suy nghĩ và cả hoàn cảnh. Bởi vì chúng tôi chỉ bên nhau hai tháng, những điều đó có thể chẳng ý nghĩa nhiều. Hoặc là chúng tôi đã tự cho phép có thể bỏ qua vì cuối cùng cũng không phải thay đổi chính mình hay thay đổi đối phương để có thể trở nên hòa hợp hơn.
Tất nhiên chúng tôi cũng không thể biết nếu thời gian bên nhau dài hơn hai tháng thì những điều gì có thể xảy ra tiếp. Quan trọng là, chúng tôi đã từng có khoảng thời gian tuyệt vời bên nhau. Có lẽ, cuộc gặp gỡ ngắn ngủi đó, sự chia tay vội vàng đó, mọi thứ đều là may mắn với cuộc đời tôi.
THANH TRÚC
MỘT CUỘC CHIA TAY
Tôi nhớ ở nơi này, ngày đầu tiên chúng tôi gặp nhau, cũng tấp nập và đông đúc như vậy. Sân bay mà, lúc nào chẳng như thế. Nhưng ở giữa rất nhiều người, cậu bé hai mươi tuổi cao kều với mái tóc dài xoăn như con gái không lẫn vào đâu được, khiến tôi không chút đắn đo có thể xác định được ngay rằng đó là người mà tôi đến đón.
Khương là em họ xa của đứa bạn thân nhất của tôi. Cậu bé sống ở Hà Nội, là một sinh viên kiến trúc đến Sài Gòn trong hai tháng để tham gia một nhóm nghiên cứu đa quốc gia. Sau này Khương cũng giải thích cho tôi mấy lần về đề tài nghiên cứu của cậu ấy, rồi những mục đích lớn lao mà cậu và nhóm nghiên cứu đang hướng đến, nhưng tôi tuyệt nhiên không thể nhớ nổi. Cơ bản là tôi không hiểu, đầu óc bé nhỏ và hạn hẹp của tôi không tài nào tiếp cận được với những thứ lớn lao và cao siêu mà Khương đang làm.
Lúc mà Chi - đứa bạn thân nhất mà tôi có trên đời - bày tỏ với tôi lời nhờ vả hãy giúp nó tiếp đón đứa em họ này trong suốt thời gian cậu bé đến Sài Gòn, tôi đã bắt đầu cảm thấy có một tảng đá áp lực vô hình đè xuống vai mình.
Chi là bạn thân từ nhỏ của tôi. Lúc trước nhà chúng tôi ở cạnh nhau. Ngày hai đứa còn bé, nếu như ba mẹ của một trong hai không tìm thấy con gái trong nhà của họ thì đích thị là chúng đang ở nhà đứa còn lại. Gia đình Chi có gốc Bắc. Khi chúng tôi học hết cấp ba thì đột nhiên cả nhà nó chuyển hết về Hà Nội sum họp với dòng họ. Đêm trước khi Chi đi tôi khóc suốt cả đêm, đến nỗi sáng hôm sau phát sốt li bì không thể đi tiễn bạn được. Vì chuyện đáng xấu hổ này mà Chi suốt ngày lôi ra để bắt tôi đền bù cho nó. Cả chuyện tiếp đón cậu em họ này cũng là một trong những việc đền bù mà tôi không hiểu sao vẫn chấp nhận hết mặc dù đã sáu năm trôi qua.
Việc khiến tôi cảm thấy lo lắng đến vậy khi nhận lời tiếp đón Khương trong thời gian cậu ở Sài Gòn chính là bởi tôi đã nghe hàng trăm câu chuyện xung quanh Khương do Chi kể lại kể từ lúc nó về Hà Nội sống. Tất cả mọi điều Chi kể đều liên quan đến sự ưu tú và tài năng ưu việt của cậu em trai được coi là bảo bối của cả dòng họ nhà Chi. Từ nhỏ đến lớn, không biết rằng Khương đã tham gia biết bao nhiêu cuộc thi từ học thuật đến nghệ thật và mang về lấp kín nhà mình bằng vô số bằng khen, huy chương, giải thưởng. Sau chuyến đi Sài Gòn này, Khương cũng sẽ đi sang du học tại một ngôi trường lẫy lừng nào đó ở Pháp mà cậu đã dành được học bổng.
Thế nên khi biết sẽ phải chịu trách nhiệm chăm lo cho Khương trong hai tháng này, đột nhiên tôi cảm thấy cơ thể mình như bị thu nhỏ lại. Dù cho Khương nhỏ hơn tôi ba tuổi đi nữa, tôi vẫn sợ hãi rằng mình sẽ trông thật ngờ nghệch khi tiếp xúc với một cậu bé thiên tài. Nhưng Chi đã trấn an tôi rằng Khương thật ra khá khờ khạo và hiền lành, nhút nhát nữa nên rất cần một người giúp đỡ trong thời gian này. Đột nhiên tôi cảm thấy trách nhiệm của mình thật lớn lao.
*
Nhưng khác với những gì tôi tưởng tượng, Khương xuất hiện ở sân bay hôm ấy năng lượng một cách khiến tôi có phần ấn tượng hơn những gì có thể nghĩ. Cậu đứng ngay ở cổng ra nhìn quanh quất một hồi có lẽ cũng chưa nhìn thấy cô gái đưa tay lên vẫy vẫy một cách rụt rè là tôi. Trong lúc đang băn khoăn không biết có nên gọi lớn tên cậu không thì Khương đã lấy ra từ trong ống đựng bản vẽ đang đeo bên người một tờ giấy cuộn tròn. Cậu kéo phẳng và giơ cao tờ giấy ấy lên. Ôi trời ơi, trên đó là ảnh đại diện facebook của tôi được vẽ tay lại, bên dưới là dòng chữ khá to in đậm CHỊ MỸ UYÊN ƠI! EM KHƯƠNG NÈ. Cánh tay đang giơ cao của tôi bất giác rụt lại, tôi chỉ muốn quay lưng bỏ chạy ngay lúc đó.
Khi tôi hỏi rằng nếu tìm không thấy tôi thì có thể gọi điện, rõ ràng cả hai có số điện thoại của nhau cơ mà, Khương chỉ nhún vai và cười hờ hững “Em thích thế này hơn!”. Nhưng đó vẫn là một bức tranh rất đẹp. Tôi đã xin Khương để được giữ như một món quà kỷ niệm của hai chị em. Khương bảo cậu có thể vẽ một bức khác đẹp hơn. Tôi lắc đầu.
Chúng tôi thật sự không ngờ rằng hai tháng ấy trôi qua ngắn ngủi và nhanh chóng đến thế. Dù vậy, chúng tôi tưởng rằng mình đã quen biết nhau đến tận hai năm, hay hai mươi năm. Sân bay hôm tôi tiễn Khương trở về Hà Nội, trong mắt tôi có cảm giác gì đó cũ kỹ đến lạ kỳ. Những người xung quanh chúng tôi, những bảng thông tin nhấp nháy chữ và số, tất cả đều chuyển động chậm rãi hơn bình thường. Chỉ có chúng tôi là không thể nào ngăn cho mọi cử chỉ của đối phương không vụt nhanh trong tích tắc, để đến với khoảnh khắc Khương quay lưng đi về phía ngược lại với tôi.
*
Trong hai tháng Khương ở Sài Gòn, việc của tôi đơn giản chỉ giống như một hướng dẫn viên du lịch và làm xe ôm miễn phí cho Khương những khi tôi rảnh, bởi tôi cũng còn có công việc của mình. Khương thích đi đến những địa danh nổi tiếng như Nhà thờ Đức Bà, các viện bảo tàng, Bến Nhà Rồng… để ngắm nghía và chụp ảnh. Tôi đi bên cạnh chân tay dư thừa chẳng biết làm gì. Thậm chí một người Hà Nội như Khương lại phải kể cho một người sống khá lâu ở Sài Gòn là tôi nghe thông tin về các địa danh và các sự kiện lịch sử liên quan trong khi chỉ mới lần đầu tiên đến đây. Tôi chỉ gật gù và đôi khi trầm trồ mấy câu cảm thán. Thật tình cảm giác đầy hổ thẹn như một chiếc đèn pin thu nhỏ của Doraemon chiếu vào tôi và đặt cạnh Khương khổng lồ.
Nhưng cũng không phải là Khương mù tịt khoản ăn chơi như Chi đã kể. Hay có lẽ là cô chị họ này cũng chỉ suy đoán thế thôi. Chi còn bảo tôi rằng phải siêng dẫn thằng bé đi chơi vòng vòng kẻo nó buồn; bình thường nó chẳng đi đâu mấy.
Hôm đầu tiên Khương ở Sài Gòn, sau khi chở Khương về khách sạn và đi gặp đoàn nghiên cứu của cậu, tới tối, tôi lại chạy qua khách sạn đón Khương đi chơi. Chuyến đi đầu tiên mang tên khám phá ẩm đời sống về đêm ở Sài Gòn. Tôi dẫn Khương đi ra phố đi bộ ăn những món ăn vặt đặc trưng. Khương không thích bánh tráng nướng và bánh tráng trộn cho lắm vì nó quá đậm so với khẩu vị thanh tao của cậu. Lúc này tôi mới biết Khương là một người khá khó tính. Cả về vấn đề ăn uống và trong những phương diện khác nữa.
Sau khi vòng quanh ăn uống một hồi, tôi hỏi xem Khương thích một quán trà sữa hiện đại hay một quán cà phê hoài cổ - hai món này cũng đặc sản không kém các loại ẩm thực đường phố đối với giới trẻ Sài Gòn. Nhưng Khương trả lời tỉnh bơ.
“Bia đi chị!”
“Ủa em đủ tuổi uống bia chưa?” - Tôi hỏi một cách ngớ ngẩn.
“Em hai mươi rồi chứ đâu phải mười sáu. Mà kể cả lúc mười sáu thì em vẫn uống ngon rồi. Chị yên tâm!”
Thế là tôi đưa Khương vào một quán bar có món bia craft khá ngon ở Thảo Điền mà tôi từng tới một lần. Thú thật là tôi không rành những chốn ăn chơi theo kiểu này cho lắm. Dù đã hơn hai mươi ba tuổi đầu, tôi cũng chỉ lui tới nhiều nhất là những quán cà phê, trà sữa nhẹ nhàng. Nếu có uống bia, cùng lắm tôi cùng vài đứa bạn vào cửa hàng tiện lợi mua vài lon ra hồ con rùa ngồi tán gẫu hay say khướt cũng chỉ ở phòng trọ của nhau mà thôi. Thế nhưng với Khương, tôi lại một mực ra vẻ là một cô gái sành điệu và am tường mọi loại hình giải trí của giới trẻ tại Sài Gòn. Quán này tôi cũng chỉ được một người bạn đưa tới một lần trong một dịp tình cờ, thế là được thể khoe sự sành sỏi rởm này với cậu em Hà Nội. May mắn cho tôi là Khương dường như chẳng mảy may nghi ngờ.
Chúng tôi uống bia, lắc lư theo âm nhạc. Quán mở nhạc từng đêm theo chủ đề, đêm nay là The Beatles. Khương hỏi tôi về kinh nghiệm tình trường. Tôi thở dài. Đã gần một năm ngày tôi chia tay với anh người yêu cũ gắn bó suốt thời đại học. Tôi uống một ngụm bia và dốc lòng bày tỏ với Khương về câu chuyện cũ ấy bằng giọng của một người phụ nữ từng trải - tất nhiên chỉ có thể đem ra vẻ với một cậu nhóc hai mươi. Tôi cũng cho Khương vài lời khuyên như bằng kinh nghiệm của người phụ nữ từng trải ấy.
Chính vì cuộc trò chuyện về tình yêu ấy, tôi mới có cảm giác cuối cùng cũng tìm thấy một thứ gì đó mà Khương bác học ngờ nghệch thật sự. Khương cũng thành thật kể cho tôi nghe về chuyện tình gà bông năm cấp ba của cậu. Suýt thì Khương bịt miệng tôi không kịp khi tôi rú lên đoạn nghe Khương nói rằng dù vậy cậu vẫn chưa có nụ hôn đầu.
Một trong những điều khiến tôi càng thêm chắc chắn về mức độ khó tính của Khương, thậm chí có phần gia trưởng, là lúc cậu bày tỏ với tôi quan điểm về việc chọn người yêu của mình bây giờ. Về ngoại hình, phải ưa nhìn một chút, gầy và cao. Phải thông minh và giỏi giang vừa đủ, nếu là một sinh viên du học thì càng tốt. Và quan trọng, phải là người Hà Nội, gia đình gia giáo.
Tôi cảm thấy choáng váng đến suýt ngất với mớ điều kiện chẳng ra làm sao ấy của Khương. Không nói ra nhưng khi nhìn lại mình trong lúc đặt những gạch đầu dòng điều kiện kia bên cạnh, tôi cảm thấy mình chẳng khác nào một con mực xấu xí và trong suốt trong lòng đại dương. Về ngoại hình, tôi không đến nỗi quá xấu xí, tôi cao nhưng không ốm chút nào. Có thể châm chước đến gạch đầu dòng thứ hai, tôi cho rằng mình cũng khá thông minh nhưng để tự tin rằng giỏi giang thì thật khó nói. Tôi chỉ là một viên chức nhà nước bình thường, cũng không có ý định đi du học để trở nên ưu tú hơn trong con mắt chọn lựa người yêu của bất kỳ chàng trai nào. Và chắc chắn chẳng dám mon men đến gạch đầu dòng thứ ba - người Hà Nội. Tôi thậm chí là dân tỉnh chứ còn chẳng phải là người Sài Gòn.
Ấy vậy mà, vào một đêm khi Khương đã ở Sài Gòn được một tháng, cậu nhắn cho tôi một tin: “Chị Uyên, em thích chị rồi, thật đấy. Nhưng chị yên tâm, em sẽ không tỏ tình với chị đâu.”
Thật tệ là, vào cả trước lúc đó, tôi đã phiền muồn mà nhận ra rằng hình ảnh của Khương cũng xuất hiện với tần suất khá nhiều trong đầu tôi những ngày này.
Bắt đầu bằng việc cùng đi chơi và chia sẻ với nhau về nhiều thứ trong suốt một tháng ấy, chúng tôi thân thiết với nhau nhanh hơn cả khoảng thời gian kia. Động lực của tôi vào mỗi ngày làm việc đã trở thành việc tối về cùng đi chơi với Khương. Đến một lúc tôi chẳng còn gì để giới thiệu cho Khương về những địa điểm vui chơi, ăn uống ở Sài Gòn nữa bởi tôi cũng chẳng biết nhiều hơn thế. Nhưng bỏ qua cả điều đó, Khương nói với tôi là “Mỗi ngày đều được gặp nhau, lái xe cùng chị đi dạo phố đã là điều rất vui rồi. Em chỉ cần biết về Sài Gòn đến thế thôi. Giờ đến lượt muốn biết về chị nhiều hơn rồi.”
*
Tôi mất vài ngày để suy nghĩ về những điều đang diễn ra sau tin nhắn của Khương. Tôi cũng tránh mặt Khương vài ngày ấy, viện lý do bận bịu liên hoan với cơ quan rồi gặp gỡ bạn bè liên tục. Sau này tôi mới cảm thấy bản thân thật ngốc nghếch vì đã lãng phí những ngày quý giá ấy.
Khương cũng nhận ra điều đó nhưng cậu không nói gì. Chỉ có một đêm, hơn mười giờ, cậu đến trước khu nhà trọ tôi ở và gọi bảo tôi ra. Khương nói rằng chỉ có năm phút để gặp tôi trước khi đi tăng hai của buổi gặp gỡ thân mật với bên đoàn nghiên cứu. Tôi lại lãng phí thời gian thêm một lần nữa. Tôi mất gần bốn phút để đắn đo có nên ra hay không. Sau đó cả hai chỉ còn đủ thời gian để nhìn thấy mặt nhau trước khi Khương đi.
Tối đó về tôi nhắn tin cho Khương, chỉ nói rằng từ nay chắc sẽ không gặp nhau thường xuyên nữa, cũng hạn chế việc nhắn tin như thế này. Một lúc thật lâu, Khương trả lời lại “Em xin lỗi chị!”
Ngay đêm đó tôi cũng gọi và kể mọi chuyện cho Chi nghe. Tôi tưởng sẽ nhận một cơn tam bành của hốt hoảng, tức giận và can ngăn từ cô bạn thân. Nhưng Chi nói là Chi đã biết rồi, đúng ra là đã cảm nhận được từ lúc tôi cứ nói về Khương suốt trong những cuộc nói chuyện gần đây với Chi. Mà đáng ngạc nhiên hơn, Chi đã dành cho tôi những lời thế này.
“Hay là như thế này, Uyên à! Tụi mày còn một tháng. Sau đó thằng Khương sẽ về lại Hà Nội và bay sang Pháp ngay. Nó đi đến năm năm. Tụi mày tao nghĩ khó có khả năng nào đến với nhau được. Nhưng mà đã thế thì còn lo gì nữa, sao không sống thật với tình cảm của mình rồi tạo thật nhiều kỷ niệm đẹp trong thời gian ngắn ngủi tới. Sau này nghĩ lại mày có thể buồn nhưng ít nhất mày sẽ không phải hối hận vì có thể đã bỏ lỡ rất nhiều điều tốt đẹp trong thời gian đó. Còn giờ cứ thế dừng lại mày cũng có cam tâm thoải mái được đâu mà…”
Tôi khóc cả một đêm vì những điều mà Chi nói, một phần vì xúc động sự tử tế và thông cảm nó dành cho tôi, phần vì biết ơn cách nó mở ra cho tôi một câu trả lời cho chính mình mà tự tôi thì cứ loay hoay mãi.
*
Hôm sau, cũng chính là tôi cảm thấy xấu hổ vô cùng khi phải nhắn trước cho Khương để xí xóa những gì tối qua đã nói. Lần này Khương nhắn lại rất nhanh.
“May quá. Em cứ sợ đã làm phiền đến chị.”
Nhưng tuyệt nhiên chúng tôi không hề nói những lời yêu thương hay xác nhận bất cứ điều gì về mối quan hệ này. Tôi cảm thấy bản thân mỗi người cũng đều biết ơn vì đối phương đã hiểu và tự giữ những nỗi niềm đó trong lòng. Chúng tôi tiếp tục những ngày tháng vui vẻ chở nhau lòng vòng khắp Sài Gòn, đúng như lời Chi nói, cùng nhau tạo ra thật nhiều những kỷ nhiệm đẹp đẽ.
Có hôm tôi hỏi một câu hỏi thật dư thừa rằng: “Học nhiều, thi thố nhiều, nghiên cứu nhiều thế, suốt từ nhỏ đến giờ mà em không thấy mệt hả?”
“Không, mệt gì đâu, vui mà, vui nên em mới làm đấy chứ!”
“Vui hả?” - Tôi không biết nên mếu hay cười.
“Vâng, vui như được gặp chị vậy. Mà được gặp chị thì có mệt hơn nữa em vẫn thấy vui thôi!”
Thằng nhóc thật là đáo để! Tôi nghĩ như thế và bật cười.
*
Sinh nhật của Khương vào trước ngày cậu về Hà Nội chưa đến một tuần. Tôi suy nghĩ rất lâu không biết phải làm gì hay chuẩn bị món quà gì cho cậu vào hôm đó. Cuối cùng, tôi lại quyết định chọn một cuốn sách mà hôm trước Khương định mua nhưng tìm không thấy trong những nhà sách mà chúng tôi đã đến. Nên lần này tôi đã khá vất vả để tìm nó. Đến sát giờ hẹn hôm đó, tôi mới may mắn tìm được trong một nhà sách mà tôi đã nghĩ là nỗ lực cuối cùng của mình. Nếu không tìm thấy cuốn sách trong nhà sách đó, tôi định bỏ cuộc. Tôi cũng đã mua thêm một món quà dự trù khác.
Cầm được cuốn sách trên tay, tôi mừng rỡ còn hơn là người được tặng quà. Nhưng khi tôi định giở vài trang để đọc thử xem nội dung cuốn sách thế nào, tôi đắn đo và quyết định bỏ cuộc. Thậm chí tôi còn chưa tiếp cận nổi với tựa đề của cuốn sách cơ mà - “VĂN MINH VẬT CHẤT CỦA NGƯỜI VIỆT”.
Sau đó tôi còn viết một lá thư và kẹp vào trong cuốn sách. Một lá thư mà ở đó tôi nói hết những lời mà bên ngoài tôi không tài nào thổ lộ ra được, về tình cảm của tôi dành cho Khương, về sự biết ơn về thời gian mà chúng tôi đã ở bên cạnh nhau mang đến. Tôi sẽ luôn nhớ rõ tôi đã vui vẻ và cười nhiều đến thế nào mỗi lúc bên Khương.
Khương nhận lấy món quà từ tôi, trán cau lại, rồi bảo tôi nhìn xuống chân của một bạn nam ngồi cách chúng tôi hai bàn.
“Chết rồi chị ạ! Thật ra em cũng thích đôi giày đó lâu rồi mà chưa có tiền mua.”
Tôi nhìn qua, đó là một đôi Nike phiên bản giới hạn.
“Em còn muốn đổi điện thoại nữa!” - Khương vẫn nói bằng giọng tỉnh bơ đáng ghét của cậu. Mà tất nhiên là tôi thì lại thấy đáng yêu chết đi được.
Tôi chỉ lườm Khương một cái. Tôi biết rằng Khương cảm động thật sự dù cậu chẳng nói điều ấy ra. Cậu lật qua lật lại cuốn sách một hồi rồi nói với tôi.
“Vì đã nhận được món quà quý thế này, em cũng sẽ tặng lại chị một thứ rất quý giá của em.”
Tôi chưa kịp hỏi đó là thứ gì thì Khương đã đặt môi cậu lên môi tôi. Nụ hôn chỉ trôi qua khoảng ba giây vì lúc này chúng tôi còn đang ở trong quán. Tôi đờ người ra chẳng nói nên lời, có một chút cảm giác như một người mang tội. Tôi đã cướp đi nụ hôn đầu đời của cậu nhóc hai mươi tuổi ấy rồi.
*
Thời gian từ hôm sinh nhật đến ngày Khương bay về Hà Nội trôi qua chóng vánh vô cùng. Hôm ấy, cũng một mình tôi đến tiễn Khương ở sân bay, hệt như hôm lần đầu tôi đến đón Khương, lần đầu chúng tôi gặp nhau. Khương cũng mặc lại đúng bộ quần áo đã mặc hôm ấy. Nó khiến cho tôi cứ như đang ở lưng chừng hai bờ cảm giác, kết thúc hay là bắt đầu.
Tôi cố gắng để cười nhưng mặt cứ méo xệch. Đó là theo lời Khương mô tả, chứ tôi chẳng biết lúc ấy mặt mũi mình trông ra sao nữa. Khương thì vẫn không ngừng làm trò, cố để không khí buổi chia ly không quá não nề. Mà liệu chỉ là chia ly thôi sao? Với chúng tôi chẳng khác nào lời vĩnh biệt.
Khi sắp đến giờ bay, đột nhiên Khương hỏi tôi bằng một giọng hết sức nghiêm túc.
“Hay là, chị chờ em năm năm được không?”
Tôi lại ngẩn người ra. Giá như tôi có thể lập tức nói rằng được, nhất định chị sẽ chờ. Lần này đến lượt không gian giữa chúng tôi lắng lại, chậm chạp như thể bị tách ra khỏi thực tại, còn những người xung quanh ngang dọc cứ chạy vụt qua chúng tôi. Mọi thứ dừng lại khi Khương lại đột ngột ôm tôi và nói.
“Em xin lỗi, sao em lại bắt chị chờ được chứ. Em biết là em thích chị và chị cũng thích em vậy là đủ rồi. Quá đủ rồi.”
Tôi cũng vòng tay qua eo Khương và siết chặt lấy cậu. Nỗi buồn đã dâng đến mi mắt tôi rồi. Trong đầu tôi cứ hiện lên một đồng hồ đếm ngược. Cái ôm này còn kéo dài được đến mấy giây nữa đây?
“Tạm biệt!” - tôi nói qua hơi thở.
Và Khương đi. Chúng tôi chia tay nhau. Đó là cuộc chia tay lạ lùng nhất mà tôi từng có, cũng là với một mối tình lạ lùng nhất của tôi. Chúng tôi vẫn giữ liên lạc với nhau vài tháng sau ngày chia tay và sau đó mọi thứ cứ thế thưa dần. Tôi cũng thôi không hỏi Chi về tình hình của Khương nữa và cái tên của cậu ấy cũng dần biến mất trong những cuộc nói chuyện của chúng tôi.
Đã có lúc tôi thật sự suy nghĩ về câu hỏi kia dù chính Khương có lẽ cũng chẳng muốn tôi trả lời. Tôi có thể chờ được năm năm không? Vốn dĩ năm năm không phải là khoảng thời gian quá tuyệt vọng để chờ đợi một điều gì đó, nếu như chúng tôi đủ sâu đậm và đủ niềm tin. Bức tường lớn nhất ngăn cách giữa chúng tôi chính là sự khác biệt. Chúng tôi khác nhau về văn hóa, lối sống, quan điểm, cách suy nghĩ và cả hoàn cảnh. Bởi vì chúng tôi chỉ bên nhau hai tháng, những điều đó có thể chẳng ý nghĩa nhiều. Hoặc là chúng tôi đã tự cho phép có thể bỏ qua vì cuối cùng cũng không phải thay đổi chính mình hay thay đổi đối phương để có thể trở nên hòa hợp hơn.
Tất nhiên chúng tôi cũng không thể biết nếu thời gian bên nhau dài hơn hai tháng thì những điều gì có thể xảy ra tiếp. Quan trọng là, chúng tôi đã từng có khoảng thời gian tuyệt vời bên nhau. Có lẽ, cuộc gặp gỡ ngắn ngủi đó, sự chia tay vội vàng đó, mọi thứ đều là may mắn với cuộc đời tôi.
THANH TRÚC
MỘT CUỘC CHIA TAY
Tôi nhớ ở nơi này, ngày đầu tiên chúng tôi gặp nhau, cũng tấp nập và đông đúc như vậy. Sân bay mà, lúc nào chẳng như thế. Nhưng ở giữa rất nhiều người, cậu bé hai mươi tuổi cao kều với mái tóc dài xoăn như con gái không lẫn vào đâu được, khiến tôi không chút đắn đo có thể xác định được ngay rằng đó là người mà tôi đến đón.
Khương là em họ xa của đứa bạn thân nhất của tôi. Cậu bé sống ở Hà Nội, là một sinh viên kiến trúc đến Sài Gòn trong hai tháng để tham gia một nhóm nghiên cứu đa quốc gia. Sau này Khương cũng giải thích cho tôi mấy lần về đề tài nghiên cứu của cậu ấy, rồi những mục đích lớn lao mà cậu và nhóm nghiên cứu đang hướng đến, nhưng tôi tuyệt nhiên không thể nhớ nổi. Cơ bản là tôi không hiểu, đầu óc bé nhỏ và hạn hẹp của tôi không tài nào tiếp cận được với những thứ lớn lao và cao siêu mà Khương đang làm.
Lúc mà Chi - đứa bạn thân nhất mà tôi có trên đời - bày tỏ với tôi lời nhờ vả hãy giúp nó tiếp đón đứa em họ này trong suốt thời gian cậu bé đến Sài Gòn, tôi đã bắt đầu cảm thấy có một tảng đá áp lực vô hình đè xuống vai mình.
Chi là bạn thân từ nhỏ của tôi. Lúc trước nhà chúng tôi ở cạnh nhau. Ngày hai đứa còn bé, nếu như ba mẹ của một trong hai không tìm thấy con gái trong nhà của họ thì đích thị là chúng đang ở nhà đứa còn lại. Gia đình Chi có gốc Bắc. Khi chúng tôi học hết cấp ba thì đột nhiên cả nhà nó chuyển hết về Hà Nội sum họp với dòng họ. Đêm trước khi Chi đi tôi khóc suốt cả đêm, đến nỗi sáng hôm sau phát sốt li bì không thể đi tiễn bạn được. Vì chuyện đáng xấu hổ này mà Chi suốt ngày lôi ra để bắt tôi đền bù cho nó. Cả chuyện tiếp đón cậu em họ này cũng là một trong những việc đền bù mà tôi không hiểu sao vẫn chấp nhận hết mặc dù đã sáu năm trôi qua.
Việc khiến tôi cảm thấy lo lắng đến vậy khi nhận lời tiếp đón Khương trong thời gian cậu ở Sài Gòn chính là bởi tôi đã nghe hàng trăm câu chuyện xung quanh Khương do Chi kể lại kể từ lúc nó về Hà Nội sống. Tất cả mọi điều Chi kể đều liên quan đến sự ưu tú và tài năng ưu việt của cậu em trai được coi là bảo bối của cả dòng họ nhà Chi. Từ nhỏ đến lớn, không biết rằng Khương đã tham gia biết bao nhiêu cuộc thi từ học thuật đến nghệ thật và mang về lấp kín nhà mình bằng vô số bằng khen, huy chương, giải thưởng. Sau chuyến đi Sài Gòn này, Khương cũng sẽ đi sang du học tại một ngôi trường lẫy lừng nào đó ở Pháp mà cậu đã dành được học bổng.
Thế nên khi biết sẽ phải chịu trách nhiệm chăm lo cho Khương trong hai tháng này, đột nhiên tôi cảm thấy cơ thể mình như bị thu nhỏ lại. Dù cho Khương nhỏ hơn tôi ba tuổi đi nữa, tôi vẫn sợ hãi rằng mình sẽ trông thật ngờ nghệch khi tiếp xúc với một cậu bé thiên tài. Nhưng Chi đã trấn an tôi rằng Khương thật ra khá khờ khạo và hiền lành, nhút nhát nữa nên rất cần một người giúp đỡ trong thời gian này. Đột nhiên tôi cảm thấy trách nhiệm của mình thật lớn lao.
*
Nhưng khác với những gì tôi tưởng tượng, Khương xuất hiện ở sân bay hôm ấy năng lượng một cách khiến tôi có phần ấn tượng hơn những gì có thể nghĩ. Cậu đứng ngay ở cổng ra nhìn quanh quất một hồi có lẽ cũng chưa nhìn thấy cô gái đưa tay lên vẫy vẫy một cách rụt rè là tôi. Trong lúc đang băn khoăn không biết có nên gọi lớn tên cậu không thì Khương đã lấy ra từ trong ống đựng bản vẽ đang đeo bên người một tờ giấy cuộn tròn. Cậu kéo phẳng và giơ cao tờ giấy ấy lên. Ôi trời ơi, trên đó là ảnh đại diện facebook của tôi được vẽ tay lại, bên dưới là dòng chữ khá to in đậm CHỊ MỸ UYÊN ƠI! EM KHƯƠNG NÈ. Cánh tay đang giơ cao của tôi bất giác rụt lại, tôi chỉ muốn quay lưng bỏ chạy ngay lúc đó.
Khi tôi hỏi rằng nếu tìm không thấy tôi thì có thể gọi điện, rõ ràng cả hai có số điện thoại của nhau cơ mà, Khương chỉ nhún vai và cười hờ hững “Em thích thế này hơn!”. Nhưng đó vẫn là một bức tranh rất đẹp. Tôi đã xin Khương để được giữ như một món quà kỷ niệm của hai chị em. Khương bảo cậu có thể vẽ một bức khác đẹp hơn. Tôi lắc đầu.
Chúng tôi thật sự không ngờ rằng hai tháng ấy trôi qua ngắn ngủi và nhanh chóng đến thế. Dù vậy, chúng tôi tưởng rằng mình đã quen biết nhau đến tận hai năm, hay hai mươi năm. Sân bay hôm tôi tiễn Khương trở về Hà Nội, trong mắt tôi có cảm giác gì đó cũ kỹ đến lạ kỳ. Những người xung quanh chúng tôi, những bảng thông tin nhấp nháy chữ và số, tất cả đều chuyển động chậm rãi hơn bình thường. Chỉ có chúng tôi là không thể nào ngăn cho mọi cử chỉ của đối phương không vụt nhanh trong tích tắc, để đến với khoảnh khắc Khương quay lưng đi về phía ngược lại với tôi.
*
Trong hai tháng Khương ở Sài Gòn, việc của tôi đơn giản chỉ giống như một hướng dẫn viên du lịch và làm xe ôm miễn phí cho Khương những khi tôi rảnh, bởi tôi cũng còn có công việc của mình. Khương thích đi đến những địa danh nổi tiếng như Nhà thờ Đức Bà, các viện bảo tàng, Bến Nhà Rồng… để ngắm nghía và chụp ảnh. Tôi đi bên cạnh chân tay dư thừa chẳng biết làm gì. Thậm chí một người Hà Nội như Khương lại phải kể cho một người sống khá lâu ở Sài Gòn là tôi nghe thông tin về các địa danh và các sự kiện lịch sử liên quan trong khi chỉ mới lần đầu tiên đến đây. Tôi chỉ gật gù và đôi khi trầm trồ mấy câu cảm thán. Thật tình cảm giác đầy hổ thẹn như một chiếc đèn pin thu nhỏ của Doraemon chiếu vào tôi và đặt cạnh Khương khổng lồ.
Nhưng cũng không phải là Khương mù tịt khoản ăn chơi như Chi đã kể. Hay có lẽ là cô chị họ này cũng chỉ suy đoán thế thôi. Chi còn bảo tôi rằng phải siêng dẫn thằng bé đi chơi vòng vòng kẻo nó buồn; bình thường nó chẳng đi đâu mấy.
Hôm đầu tiên Khương ở Sài Gòn, sau khi chở Khương về khách sạn và đi gặp đoàn nghiên cứu của cậu, tới tối, tôi lại chạy qua khách sạn đón Khương đi chơi. Chuyến đi đầu tiên mang tên khám phá ẩm đời sống về đêm ở Sài Gòn. Tôi dẫn Khương đi ra phố đi bộ ăn những món ăn vặt đặc trưng. Khương không thích bánh tráng nướng và bánh tráng trộn cho lắm vì nó quá đậm so với khẩu vị thanh tao của cậu. Lúc này tôi mới biết Khương là một người khá khó tính. Cả về vấn đề ăn uống và trong những phương diện khác nữa.
Sau khi vòng quanh ăn uống một hồi, tôi hỏi xem Khương thích một quán trà sữa hiện đại hay một quán cà phê hoài cổ - hai món này cũng đặc sản không kém các loại ẩm thực đường phố đối với giới trẻ Sài Gòn. Nhưng Khương trả lời tỉnh bơ.
“Bia đi chị!”
“Ủa em đủ tuổi uống bia chưa?” - Tôi hỏi một cách ngớ ngẩn.
“Em hai mươi rồi chứ đâu phải mười sáu. Mà kể cả lúc mười sáu thì em vẫn uống ngon rồi. Chị yên tâm!”
Thế là tôi đưa Khương vào một quán bar có món bia craft khá ngon ở Thảo Điền mà tôi từng tới một lần. Thú thật là tôi không rành những chốn ăn chơi theo kiểu này cho lắm. Dù đã hơn hai mươi ba tuổi đầu, tôi cũng chỉ lui tới nhiều nhất là những quán cà phê, trà sữa nhẹ nhàng. Nếu có uống bia, cùng lắm tôi cùng vài đứa bạn vào cửa hàng tiện lợi mua vài lon ra hồ con rùa ngồi tán gẫu hay say khướt cũng chỉ ở phòng trọ của nhau mà thôi. Thế nhưng với Khương, tôi lại một mực ra vẻ là một cô gái sành điệu và am tường mọi loại hình giải trí của giới trẻ tại Sài Gòn. Quán này tôi cũng chỉ được một người bạn đưa tới một lần trong một dịp tình cờ, thế là được thể khoe sự sành sỏi rởm này với cậu em Hà Nội. May mắn cho tôi là Khương dường như chẳng mảy may nghi ngờ.
Chúng tôi uống bia, lắc lư theo âm nhạc. Quán mở nhạc từng đêm theo chủ đề, đêm nay là The Beatles. Khương hỏi tôi về kinh nghiệm tình trường. Tôi thở dài. Đã gần một năm ngày tôi chia tay với anh người yêu cũ gắn bó suốt thời đại học. Tôi uống một ngụm bia và dốc lòng bày tỏ với Khương về câu chuyện cũ ấy bằng giọng của một người phụ nữ từng trải - tất nhiên chỉ có thể đem ra vẻ với một cậu nhóc hai mươi. Tôi cũng cho Khương vài lời khuyên như bằng kinh nghiệm của người phụ nữ từng trải ấy.
Chính vì cuộc trò chuyện về tình yêu ấy, tôi mới có cảm giác cuối cùng cũng tìm thấy một thứ gì đó mà Khương bác học ngờ nghệch thật sự. Khương cũng thành thật kể cho tôi nghe về chuyện tình gà bông năm cấp ba của cậu. Suýt thì Khương bịt miệng tôi không kịp khi tôi rú lên đoạn nghe Khương nói rằng dù vậy cậu vẫn chưa có nụ hôn đầu.
Một trong những điều khiến tôi càng thêm chắc chắn về mức độ khó tính của Khương, thậm chí có phần gia trưởng, là lúc cậu bày tỏ với tôi quan điểm về việc chọn người yêu của mình bây giờ. Về ngoại hình, phải ưa nhìn một chút, gầy và cao. Phải thông minh và giỏi giang vừa đủ, nếu là một sinh viên du học thì càng tốt. Và quan trọng, phải là người Hà Nội, gia đình gia giáo.
Tôi cảm thấy choáng váng đến suýt ngất với mớ điều kiện chẳng ra làm sao ấy của Khương. Không nói ra nhưng khi nhìn lại mình trong lúc đặt những gạch đầu dòng điều kiện kia bên cạnh, tôi cảm thấy mình chẳng khác nào một con mực xấu xí và trong suốt trong lòng đại dương. Về ngoại hình, tôi không đến nỗi quá xấu xí, tôi cao nhưng không ốm chút nào. Có thể châm chước đến gạch đầu dòng thứ hai, tôi cho rằng mình cũng khá thông minh nhưng để tự tin rằng giỏi giang thì thật khó nói. Tôi chỉ là một viên chức nhà nước bình thường, cũng không có ý định đi du học để trở nên ưu tú hơn trong con mắt chọn lựa người yêu của bất kỳ chàng trai nào. Và chắc chắn chẳng dám mon men đến gạch đầu dòng thứ ba - người Hà Nội. Tôi thậm chí là dân tỉnh chứ còn chẳng phải là người Sài Gòn.
Ấy vậy mà, vào một đêm khi Khương đã ở Sài Gòn được một tháng, cậu nhắn cho tôi một tin: “Chị Uyên, em thích chị rồi, thật đấy. Nhưng chị yên tâm, em sẽ không tỏ tình với chị đâu.”
Thật tệ là, vào cả trước lúc đó, tôi đã phiền muồn mà nhận ra rằng hình ảnh của Khương cũng xuất hiện với tần suất khá nhiều trong đầu tôi những ngày này.
Bắt đầu bằng việc cùng đi chơi và chia sẻ với nhau về nhiều thứ trong suốt một tháng ấy, chúng tôi thân thiết với nhau nhanh hơn cả khoảng thời gian kia. Động lực của tôi vào mỗi ngày làm việc đã trở thành việc tối về cùng đi chơi với Khương. Đến một lúc tôi chẳng còn gì để giới thiệu cho Khương về những địa điểm vui chơi, ăn uống ở Sài Gòn nữa bởi tôi cũng chẳng biết nhiều hơn thế. Nhưng bỏ qua cả điều đó, Khương nói với tôi là “Mỗi ngày đều được gặp nhau, lái xe cùng chị đi dạo phố đã là điều rất vui rồi. Em chỉ cần biết về Sài Gòn đến thế thôi. Giờ đến lượt muốn biết về chị nhiều hơn rồi.”
*
Tôi mất vài ngày để suy nghĩ về những điều đang diễn ra sau tin nhắn của Khương. Tôi cũng tránh mặt Khương vài ngày ấy, viện lý do bận bịu liên hoan với cơ quan rồi gặp gỡ bạn bè liên tục. Sau này tôi mới cảm thấy bản thân thật ngốc nghếch vì đã lãng phí những ngày quý giá ấy.
Khương cũng nhận ra điều đó nhưng cậu không nói gì. Chỉ có một đêm, hơn mười giờ, cậu đến trước khu nhà trọ tôi ở và gọi bảo tôi ra. Khương nói rằng chỉ có năm phút để gặp tôi trước khi đi tăng hai của buổi gặp gỡ thân mật với bên đoàn nghiên cứu. Tôi lại lãng phí thời gian thêm một lần nữa. Tôi mất gần bốn phút để đắn đo có nên ra hay không. Sau đó cả hai chỉ còn đủ thời gian để nhìn thấy mặt nhau trước khi Khương đi.
Tối đó về tôi nhắn tin cho Khương, chỉ nói rằng từ nay chắc sẽ không gặp nhau thường xuyên nữa, cũng hạn chế việc nhắn tin như thế này. Một lúc thật lâu, Khương trả lời lại “Em xin lỗi chị!”
Ngay đêm đó tôi cũng gọi và kể mọi chuyện cho Chi nghe. Tôi tưởng sẽ nhận một cơn tam bành của hốt hoảng, tức giận và can ngăn từ cô bạn thân. Nhưng Chi nói là Chi đã biết rồi, đúng ra là đã cảm nhận được từ lúc tôi cứ nói về Khương suốt trong những cuộc nói chuyện gần đây với Chi. Mà đáng ngạc nhiên hơn, Chi đã dành cho tôi những lời thế này.
“Hay là như thế này, Uyên à! Tụi mày còn một tháng. Sau đó thằng Khương sẽ về lại Hà Nội và bay sang Pháp ngay. Nó đi đến năm năm. Tụi mày tao nghĩ khó có khả năng nào đến với nhau được. Nhưng mà đã thế thì còn lo gì nữa, sao không sống thật với tình cảm của mình rồi tạo thật nhiều kỷ niệm đẹp trong thời gian ngắn ngủi tới. Sau này nghĩ lại mày có thể buồn nhưng ít nhất mày sẽ không phải hối hận vì có thể đã bỏ lỡ rất nhiều điều tốt đẹp trong thời gian đó. Còn giờ cứ thế dừng lại mày cũng có cam tâm thoải mái được đâu mà…”
Tôi khóc cả một đêm vì những điều mà Chi nói, một phần vì xúc động sự tử tế và thông cảm nó dành cho tôi, phần vì biết ơn cách nó mở ra cho tôi một câu trả lời cho chính mình mà tự tôi thì cứ loay hoay mãi.
*
Hôm sau, cũng chính là tôi cảm thấy xấu hổ vô cùng khi phải nhắn trước cho Khương để xí xóa những gì tối qua đã nói. Lần này Khương nhắn lại rất nhanh.
“May quá. Em cứ sợ đã làm phiền đến chị.”
Nhưng tuyệt nhiên chúng tôi không hề nói những lời yêu thương hay xác nhận bất cứ điều gì về mối quan hệ này. Tôi cảm thấy bản thân mỗi người cũng đều biết ơn vì đối phương đã hiểu và tự giữ những nỗi niềm đó trong lòng. Chúng tôi tiếp tục những ngày tháng vui vẻ chở nhau lòng vòng khắp Sài Gòn, đúng như lời Chi nói, cùng nhau tạo ra thật nhiều những kỷ nhiệm đẹp đẽ.
Có hôm tôi hỏi một câu hỏi thật dư thừa rằng: “Học nhiều, thi thố nhiều, nghiên cứu nhiều thế, suốt từ nhỏ đến giờ mà em không thấy mệt hả?”
“Không, mệt gì đâu, vui mà, vui nên em mới làm đấy chứ!”
“Vui hả?” - Tôi không biết nên mếu hay cười.
“Vâng, vui như được gặp chị vậy. Mà được gặp chị thì có mệt hơn nữa em vẫn thấy vui thôi!”
Thằng nhóc thật là đáo để! Tôi nghĩ như thế và bật cười.
*
Sinh nhật của Khương vào trước ngày cậu về Hà Nội chưa đến một tuần. Tôi suy nghĩ rất lâu không biết phải làm gì hay chuẩn bị món quà gì cho cậu vào hôm đó. Cuối cùng, tôi lại quyết định chọn một cuốn sách mà hôm trước Khương định mua nhưng tìm không thấy trong những nhà sách mà chúng tôi đã đến. Nên lần này tôi đã khá vất vả để tìm nó. Đến sát giờ hẹn hôm đó, tôi mới may mắn tìm được trong một nhà sách mà tôi đã nghĩ là nỗ lực cuối cùng của mình. Nếu không tìm thấy cuốn sách trong nhà sách đó, tôi định bỏ cuộc. Tôi cũng đã mua thêm một món quà dự trù khác.
Cầm được cuốn sách trên tay, tôi mừng rỡ còn hơn là người được tặng quà. Nhưng khi tôi định giở vài trang để đọc thử xem nội dung cuốn sách thế nào, tôi đắn đo và quyết định bỏ cuộc. Thậm chí tôi còn chưa tiếp cận nổi với tựa đề của cuốn sách cơ mà - “VĂN MINH VẬT CHẤT CỦA NGƯỜI VIỆT”.
Sau đó tôi còn viết một lá thư và kẹp vào trong cuốn sách. Một lá thư mà ở đó tôi nói hết những lời mà bên ngoài tôi không tài nào thổ lộ ra được, về tình cảm của tôi dành cho Khương, về sự biết ơn về thời gian mà chúng tôi đã ở bên cạnh nhau mang đến. Tôi sẽ luôn nhớ rõ tôi đã vui vẻ và cười nhiều đến thế nào mỗi lúc bên Khương.
Khương nhận lấy món quà từ tôi, trán cau lại, rồi bảo tôi nhìn xuống chân của một bạn nam ngồi cách chúng tôi hai bàn.
“Chết rồi chị ạ! Thật ra em cũng thích đôi giày đó lâu rồi mà chưa có tiền mua.”
Tôi nhìn qua, đó là một đôi Nike phiên bản giới hạn.
“Em còn muốn đổi điện thoại nữa!” - Khương vẫn nói bằng giọng tỉnh bơ đáng ghét của cậu. Mà tất nhiên là tôi thì lại thấy đáng yêu chết đi được.
Tôi chỉ lườm Khương một cái. Tôi biết rằng Khương cảm động thật sự dù cậu chẳng nói điều ấy ra. Cậu lật qua lật lại cuốn sách một hồi rồi nói với tôi.
“Vì đã nhận được món quà quý thế này, em cũng sẽ tặng lại chị một thứ rất quý giá của em.”
Tôi chưa kịp hỏi đó là thứ gì thì Khương đã đặt môi cậu lên môi tôi. Nụ hôn chỉ trôi qua khoảng ba giây vì lúc này chúng tôi còn đang ở trong quán. Tôi đờ người ra chẳng nói nên lời, có một chút cảm giác như một người mang tội. Tôi đã cướp đi nụ hôn đầu đời của cậu nhóc hai mươi tuổi ấy rồi.
*
Thời gian từ hôm sinh nhật đến ngày Khương bay về Hà Nội trôi qua chóng vánh vô cùng. Hôm ấy, cũng một mình tôi đến tiễn Khương ở sân bay, hệt như hôm lần đầu tôi đến đón Khương, lần đầu chúng tôi gặp nhau. Khương cũng mặc lại đúng bộ quần áo đã mặc hôm ấy. Nó khiến cho tôi cứ như đang ở lưng chừng hai bờ cảm giác, kết thúc hay là bắt đầu.
Tôi cố gắng để cười nhưng mặt cứ méo xệch. Đó là theo lời Khương mô tả, chứ tôi chẳng biết lúc ấy mặt mũi mình trông ra sao nữa. Khương thì vẫn không ngừng làm trò, cố để không khí buổi chia ly không quá não nề. Mà liệu chỉ là chia ly thôi sao? Với chúng tôi chẳng khác nào lời vĩnh biệt.
Khi sắp đến giờ bay, đột nhiên Khương hỏi tôi bằng một giọng hết sức nghiêm túc.
“Hay là, chị chờ em năm năm được không?”
Tôi lại ngẩn người ra. Giá như tôi có thể lập tức nói rằng được, nhất định chị sẽ chờ. Lần này đến lượt không gian giữa chúng tôi lắng lại, chậm chạp như thể bị tách ra khỏi thực tại, còn những người xung quanh ngang dọc cứ chạy vụt qua chúng tôi. Mọi thứ dừng lại khi Khương lại đột ngột ôm tôi và nói.
“Em xin lỗi, sao em lại bắt chị chờ được chứ. Em biết là em thích chị và chị cũng thích em vậy là đủ rồi. Quá đủ rồi.”
Tôi cũng vòng tay qua eo Khương và siết chặt lấy cậu. Nỗi buồn đã dâng đến mi mắt tôi rồi. Trong đầu tôi cứ hiện lên một đồng hồ đếm ngược. Cái ôm này còn kéo dài được đến mấy giây nữa đây?
“Tạm biệt!” - tôi nói qua hơi thở.
Và Khương đi. Chúng tôi chia tay nhau. Đó là cuộc chia tay lạ lùng nhất mà tôi từng có, cũng là với một mối tình lạ lùng nhất của tôi. Chúng tôi vẫn giữ liên lạc với nhau vài tháng sau ngày chia tay và sau đó mọi thứ cứ thế thưa dần. Tôi cũng thôi không hỏi Chi về tình hình của Khương nữa và cái tên của cậu ấy cũng dần biến mất trong những cuộc nói chuyện của chúng tôi.
Đã có lúc tôi thật sự suy nghĩ về câu hỏi kia dù chính Khương có lẽ cũng chẳng muốn tôi trả lời. Tôi có thể chờ được năm năm không? Vốn dĩ năm năm không phải là khoảng thời gian quá tuyệt vọng để chờ đợi một điều gì đó, nếu như chúng tôi đủ sâu đậm và đủ niềm tin. Bức tường lớn nhất ngăn cách giữa chúng tôi chính là sự khác biệt. Chúng tôi khác nhau về văn hóa, lối sống, quan điểm, cách suy nghĩ và cả hoàn cảnh. Bởi vì chúng tôi chỉ bên nhau hai tháng, những điều đó có thể chẳng ý nghĩa nhiều. Hoặc là chúng tôi đã tự cho phép có thể bỏ qua vì cuối cùng cũng không phải thay đổi chính mình hay thay đổi đối phương để có thể trở nên hòa hợp hơn.
Tất nhiên chúng tôi cũng không thể biết nếu thời gian bên nhau dài hơn hai tháng thì những điều gì có thể xảy ra tiếp. Quan trọng là, chúng tôi đã từng có khoảng thời gian tuyệt vời bên nhau. Có lẽ, cuộc gặp gỡ ngắn ngủi đó, sự chia tay vội vàng đó, mọi thứ đều là may mắn với cuộc đời tôi.
THANH TRÚC